Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng kho lạnh

"Kho lạnh cũng như con người, cũng cần được chăm sóc, vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng. Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ  giúp tăng tăng tính ổn định và tuổi thọ của hệ thống."

A. QUY TRÌNH BẢO TRÌ THIẾT BỊ

Nội dung bảo trì mang tính tổng quát d­ưới đây đ­ược áp dụng cho các hệ thống máy lạnh tại Việt Nam. Nội dung bảo trì này mang tính đề nghị hơn là qui định chi tiết các công việc bảo trì cần phải làm.

1.  Cụm máy nén giải nhiệt gió (CDU; Condensing Unit)

Hàng tháng

  • Kiểm tra và ghi nhận áp suất đ­ường hút , đường nén của gas.
  • Kiểm tra rò rỉ gas, kiểm tra lượng gas trong bình cao áp (lượng dầu ngấm ra ngoài)
  • Kiểm tra điện áp nguồn và độ lệch giữa 3 pha không v­ợt quá giá trị cho phép 5%.
  • Kiểm tra c­ường độ dòng của máy nén khụng v­ợt quá 10% giá trị cho phép.
  • Kiểm tra mức dầu bôi trơn của máy nén và so sánh với mức độ cho phép.
  • Kiểm tra tình trạng điện trở s­ưởi của máy nén (nếu có)
  • Kiểm tra tình trạng của các van giảm tải (nếu có)
  • Kiểm tra rò rỉ dầu.
  • Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt (dàn nóng, dàn lạnh, tháp giải nhiệt, bình giải nhiệt)
  • Thông báo các h­ư hỏng và đề nghị ph­ương án khắc phục.

Hàng quý

  • Bao gồm các mục trên
  • Kiểm tra tình trạng của phin lọc cặn đường cấp gas (Liquid line filter drier),
  • Kiểm tra tình trạng của thiết bị tiết l­ưu (kiểm tra sự rò rỉ gas, bầu cảm biến nhiệt, đọng tuyết và chảy nước trừ van ra nóc kho)
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của công tắc áp suất cao áp và hạ áp, van điện từ, van chặn.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của các cảm biến nhiệt độ và áp suất .
  • Kiểm tra độ ồn và độ rung động của máy nén
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của bộ điều khiển.
  • Kiểm tra, thêm dầu mỡ hoặc thay thế bạc đạn theo quy định của nhà sản xuất.
  • Hàng năm
  • Bao gồm các mục trên (hàng tháng, hàng quý)
  • Kiểm tra tình trạng của các đồng hồ đo áp suất gas.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của các cảm biến nhiệt độ và áp suất.
  • Kiểm tra cách điện động cơ máy nén và quat trong trường hợp nghi ngờ có sự cố.
  • Kiểm tra tình trạng mối nối dây và các thiết bị điện bên trong.
  • Kiểm tra tình trạng cách nhiệt, cách điện của máy.
  • Kiểm tra tình trạng ống đồng dàn nóng.
  • Kiểm tra tình trạng rỉ sột của khung máy , các bộ phận phải thay thế hoặc sơn lại.
  • Thông báo tình trạng hoạt động chung và đề nghị đại tu khi cần thiết.

2.  Dàn lạnh (Evaporator)

Hàng tháng

  • Kiểm tra và vệ sinh máng nư­ớc và đường nư­ớc xả.
  • Kiểm tra và ghi lại nhiệt độ gió vào, ra.
  • Kiểm tra tình trạng quạt dàn lạnh (tiếng kêu, tốc độ khi dừng quạt, và độ cách điện của các cuộn dây)
  • Kiểm tra, vệ sinh cánh tản nhiệt (vệ sinh bằng nước áp lực cao).
  • Hàng quý
  • Bao gồm các mục trên
  • Kiểm tra công tắc hoạt động và điều khiển.
  • Kiểm tra motor quạt,   
  • Hàng năm
  • Bao gồm các mục trên.
  • Kiểm tra tình trạng mạch điện
  • Kiểm tra tình trạng của dàn trao đổi nhiệt của dàn lạnh.
  • Tổng vệ sinh các dàn trao đổi nhiệt dàn lạnh (bằng nước áp lực cao)
  • 3.  Tủ điện điều khiển
  • Hàng tháng
  • Rà soát các dấu hiệu cháy, nóng tại các chỗ nối, tại tiếp điểm trên Contactor, Rơle, làm sạch siết chặt hoặc sửa chữa, thay thế nếu phát hiện thiết bị có tình trạng quá tải hoặc xuống thấp
  • Kiểm tra các đèn hiển thị thay thế nếu cần.
  • Kiểm tra điều kiện chung của đ­ường ống lồng dây, công tắc, đặc biệt tại các chỗ ẩm ư­ớt, ngoài trời.
  • Kiểm tra các vị trí giao với điểm dễ gây đứt dây (vị trí vào tủ, vào panel, điểm gần tôn mỏng….)
  • Kiểm tra các dấu vết liên quan đến côn trùng ra vào chỗ dây điện, tủ điện (xử lý triệt để các điểm này)
  • Quan sát các hoạt động của từng loại thiết bị.
  • Kiểm tra hoạt động của các đồng hồ hiển thị.

Hàng quý

  • Kiểm tra điện áp nguồn
  • Kiểm tra các mối nối điện
  • Kiểm tra các giá trị cài đặt bao gồm giá trị quá dòng, thời gian trễ và hiệu chỉnh.
  • Kiểm tra các đèn chỉ thị và thay thế (nếu cần).
  • Kiểm tra các đồng hồ chỉ thị và thay thế (khi cần).
  • Kiểm tra sự rung động và tiếng ồn không bình thư­ờng.
  • Kiểm tra hoạt động của các khởi động từ , relay ...
  • Kiểm tra và xiết chặt các mối nối điện.
  • Kiểm tra các đầu tiếp đất của thiết bị.
  • Kiểm tra, làm sạch bụi bám trong bảng điều khiển.
  • Kiểm tra tình trạng bề mặt các lớp sơn , mỏng đi cáp điện , sửa chữa (nếu cần)
  • Kiểm tra tình trạng kín n­ước của tủ điện
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của quạt giải nhiệt lắp trên tủ điện.
  • Vệ sinh bên ngoài thiết bị và khu vực lân cận tủ điện.
  • Kiểm tra, ghi nhận tình trạng chung của thiết bị.

     Hàng năm

  • Bao gồm các mục trên.
  • Kiểm tra tình trạng mạch điện

B. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP PHẢI

1.   Sự cố nguồn điện

  • Do tủ điện hoạt động ở điện áp 3 pha/380v/50Hz, nên các tình huống điện áp thay đổi và không phù hợp với điều kiện như trên là hoàn toàn có thể xảy ra. Việc bảo vệ điện áp trong dải an toàn giúp cho máy nén hoạt động ổn định, tránh gây ra hỏng hóc không đáng có.
  • Các tình huống sẽ xảy ra sự cố điện áp (đèn sự cố điện nguồn sẽ hiển thị màu đỏ gồm các tình huống sau:
  • Điện áp < 340V  - Sau khoảng thời gian 4 giây bộ bảo vệ pha sẽ tác động
  • Điện áp > 430V – Sau khoảng thời gian 6 giây bộ bảo vệ pha sẽ tác động
  • Điện áp bị mất 1 trong 3 pha – Bộ bảo vệ pha sẽ tác động
  • Điện áp đầu vào không đúng thứ tự R- S –T  bộ bảo vệ pha sẽ tác động
  • Nếu điện nguồn gặp sự cố, cần phải dùng đồng hồ von kế để kiểm tra lại toàn bộ quá trình điện áp, sau khi khắc phục hoàn toàn thì mới được đưa máy hoạt động trở lạI.

2.    Sự cố áp suất

  • Sự cố áp suất thấp: Trong trường hợp bộ bảo vệ áp suất thấp sẽ tác động và hiển thị đèn báo sự cố. Việc bảo vệ áp suất đường hút, báo hiệu cho người vận hành thấy các lỗi cơ bản để có thể sửa chữa như sau:
  • Hết gas - Tìm vị trí dò gas và khắc phục sự cố
  • Tắc phin lọc cặn đường lỏng cao áp  - Kiểm tra và khắc phục (hiện tượng tắc phin sẽ tạo dễ phân biệt được bằng cách sờ vào phía trước phin và phía sau phin lọc. Nếu phía sau lạnh hơn phía trước là có hiện tượng tắc phin)
  • Tắc lưới lọc của van tiết lưu - Kiểm tra và khắc phục
  • Van tiết lưu có thể hỏng (khi đó van tiết lưu sẽ đóng 100%, gas không thể qua van tiết lưu được)
  • Hỏng van điện từ - Kiểm tra và khắc phục
  • Sự cố áp suất cao: Trong trường hợp này bộ bảo vệ áp suất cao sẽ tác động và hiển thị đèn báo sự cố. Việc bảo vệ áp suất đường đẩy tránh tình trạng hỏng máy, gãy tay biên, các lỗi có thể xảy ra trong trường hợp này như sau:
  • Quạt dàn nóng hỏng, hoặc hoạt động không đủ công suất (với quạt 1 pha)
  • Dàn trao đổi nhiệt bị bẩn, hoặc bị có vật cản làm cho không khí mát không đi qua dàn trao đổi nhiệt được.
  • Tắc đường đẩy máy nén hoặc vô tình van đường đẩy máy nén bị khóa.
  • Thừa gas lạnh (lượng gas nạp được tính toán theo từng hệ thống) 

3.   Sự cố máy lạnh

  • Trường hợp máy nén lạnh hoạt động vượt quá dòng điện quy định, thì bộ bảo vệ quá nhiệt sẽ tác động (đèn sự cố máy lạnh sẽ sáng). Trong tình huống này cần phải kiểm tra các bước sau:
  • + Kiểm tra điện trở của từng cuộn dây máy nén lạnh (nếu chắc chắn thì tháo rắc cắm chân máy ra kiểm tra trực tiếp, việc để dây điện đôi khi không chính xác)
  • + Kiểm tra dây điện kết nối với máy nén lạnh (có thể dây kết nối bị hở và chạm ra thiết bị)
  • + Kiểm tra contactor xem liệu có bị hỏng hay không (nếu chỉ có 2 tiếp điểm hoạt động, một tiếp điểm hỏng thì rơ le nhiệt máy lạnh sẽ tác động do động cơ chạy quá dòng)
  • Quá trình kiểm tra kết thúc, nếu không có bất kỳ hiện tượng bất thường nào xảy ra thì nhấn nút Reset của  bộ quá nhiệt để máy nén hoạt động trở lại bình thường, sau đó đo dòng điện hoạt động của máy nén xem đúng với tiêu chuẩn hoạt động hay không?

4.   Sự cố quạt dàn lạnh, quạt dàn nóng, bơm nước, quạt tháp giải nhiệt

  • Trường hợp quạt dàn nóng, quạt dàn lạnh hoạt động vượt quá dòng điện quy định, thỡ bộ bảo vệ quá nhiệt sẽ tác động (đèn sự cố sẽ sáng). Trong tình huống này cần phải kiểm tra các bước sau:
  • + Kiểm tra điện trở của quạt (nếu chắc chắn thì tháo rắc cắm chân máy ra kiểm tra trực tiếp, việc để dây điện đôi khi không chính xác)
  • + Kiểm tra dây điện kết nối với quạt (có thể dây kết nối bị hở và chạm ra thiết bị)
  • + Kiểm tra contactor xem liệu có bị hỏng hay không (nếu chỉ có 2 tiếp điểm hoạt động, một tiếp điểm hỏng thì rơ le nhiệt máy lạnh sẽ tác động do động cơ chạy quá dòng)
  • + Kiểm tra cánh quạt xem có bị kẹt vào thiết bị khác không?
  • Quá trình kiểm tra kết thúc, nếu khụng có bất kỳ hiện tượng bất thường nào xảy ra thỡ nhất nút Reset của  bộ quá nhiệt để quạt hoạt động trở lại bình thường, sau đó đo dòng điện hoạt động của quạt xem đúng với tiêu chuẩn hoạt động hay không?

=====================================

Kho lạnh Đức Anh ® - Chất lượng tạo nên sự khác biệt.
Hotline: 0936 360 156
Kholanhducanh.com II Ducanh-vn.com

Hotline: 0936 360 156
popup

Số lượng:

Tổng tiền: